sao chép và chia sẻ :)

Tìm hiểu phím tắt trong Windows








Windows là một hệ điều hành được nhiều người sử dụng nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Nó dễ sử dụng hoặc nói cách khác là đã quá quen thuộc với mọi người từ khi bắt đầu sử dụng máy vi tính, hỗ trợ tối đa cho người sử dụng, thích hợp với nhiều đối tượng sử dụng nhất là dân văn phòng. Một hệ điều hành tốt thì có rất nhiều chức năng hay, nhưng hôm nay mình xin giới thiệu một đặc điểm hay của Windows đó là phím tắt.

Phím tắt sẽ hỗ trợ tối đa người dùng, rất tiện và hạn chế phải mở từng menu ra hoặc là sử dụng chuột như vậy rất là lâu, vì vậy sử dụng phím tắt là một trong những cách giúp bạn sử dụng máy tính tốt hơn, chuyên nghiệp và phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như học tập, cùng mình tìm hiểu các phím tắt sau của Windows.

Phím tắt chung

Ctrl + C: Sao chép
Ctrl + X: Cắt
Ctrl + V: Dán
Ctrl + Z: Hoàn lại tác vụ vừa thực hiện.
Delete: Xóa
Shift + Delete: Xóa vĩnh viễn một đối tượng, không phục hồi được bằng cách vào thùng rác.
Ctrl + kéo thả: Sao chép đối tượng đang chọn
Ctrl + Shift + kéo thả: Tạo lối tắt cho đối tượng đang chọn
F2: Đổi tên đối tượng đang chọn
Ctrl + >: Di chuyển con trỏ đến một điểm chèn về phía sau 1 từ
Ctrl + <: Di chuyển con trỏ đến một điểm chèn về trước sau 1 từ
Ctrl + mũi tên lên: Di chuyển con trỏ đến một điểm chèn lên trên một đoạn
Ctrl + mũi tên xuống: Di chuyển con trỏ đến một điểm chèn xuống dưới một đoạn
Ctrl + Shift + mũi tên: Chọn một khối văn bản.
Shift + mũi tên: Chọn các đối tượng trên màn hình Desktop, trong cửa sổ Windows, trong các phần mềm soạn thảo
Ctrl + A: Chọn tất cả
F3: Tìm kiếm một tập tin, thư mục.
Ctrl + O: Mở một đối tượng
Alt + Enter: Xem thuộc tính của đối tượng đang chọn
Alt + F4: Đóng đối tượng đang kích hoạt, thoát chương trình đang kích hoạt
Ctrl + F4: Đóng cửa sổ con trong ứng dụng đa cửa sổ như Word, Excel...
Alt + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ đang mở.
Alt + ESC: Di chuyển vòng quanh theo thứ tự các đối tượng đang mở
F6: Di chuyển vòng quanh các phần tử giống nhau trong một cửa sổ hoặc trên màn hình Desktop.
F4: sổ nội dung của thanh địa chỉ trong cửa sổ My Computer hoặc Windows Explorer.
Shift + F10: Hiển thị thực đơn tắt (thực đơn ngữ cảnh) của đối tượng đang chọn
Alt + phím cách: Hiển thị thực đơn hệ thống (System menu) của cửa sổ đang kích hoạt.
Ctrl + ESC: Hiển thị thực đơn Start
Alt + ký tự gạch chân trên thực đơn lệnh: Thực hiện lệnh tương ứng, Ký tự gạch chân trong trong một thực đơn đang mở, thực hiện lệnh tương ứng trong thực đơn đang mở
F10: Kích hoạt thanh thực đơn lệnh của ứng dụng đang được kích hoạt

Phím tắt trên hộp thoại

Ctrl + Tab: Chuyển sang thẻ kế tiếp trong hộp thoại
Ctrl + Shift + Tab: Chuyển về thẻ phía trước trong hộp thoại
Tab: Chuyển đến các phần lựa chọn, lệnh kế tiếp
Shift + Tab: Chuyển về các phần lựa chọn, lệnh phía trước
Alt + Ký tự gạch chân: thực hiện lệnh tương ứng có ký tự gạch chân
Enter: Thực hiện thiết lập hoặc nút nhấn đang kích hoạt
Phím cách: Chọn hoặc bỏ chọn trong ô chọn (checkbox)
Mũi tên: chọn một nút nếu đang ở trong một nhóm có nhiều nút chọn
F1: Hiển thị phần trợ giúp
F4: Hiển thị dang sách giá trị của đối tượng đang kích hoạt
Backspace: Trở về thư mục cấp cao hơn liền kế trong các hộp thoại lưu và mở

Phím đặc biệt trên bàn phím

Biểu tượng Windows: Hiển thị thanh thực đơn lệnh khởi động Start Menu.
Biểu tượng Windows + D: Thu nhỏ hoặc phục hồi tất cả các cửa sổ đang mở
Biểu tượng Windows + E: Mở cửa sổ Windows Explorer
Biểu tượng Windows + F: Tìm kiếm
Biểu tượng Windows + L: Khóa màn hình, khóa máy (Windows XP trở lên)
Biểu tượng Windows + M: Thu nhỏ hoặc phục hồi tất cả các cửa sổ đang mở
Biểu tượng Windows + R: Mở cửa sổ Run (tương ứng Start - Run)
Biểu tượng Windows + U: Mở trình quản lý các tiện ích
Utility Manager win + Tab: Di chuyển giữa các tiêu đề cửa sổ đang mở trên thanh tác vụ
Taskbar win + Break: Mở cửa sổ System Properties
Print Screen: Chụp màn hình
Alt + Print Screen: Chụp cửa sổ đang được kích hoạt

Hy vọng sau bài viết này, nó sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó trong quá trình sử dụng máy tính đạt hiệu quả tốt hơn trong việc sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Welcom to my blog

Được tạo bởi Blogger.